Tìm hiểu về chương trình Thực tập sinh tại Nhật bản

Chương trình đi làm việc ở Nhật Bản có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Xuất khẩu lao động Nhật Bản, tu nghiệp sinh Nhật Bản, thực tập sinh (TTS) kỹ năng… tuy có nhiều cách gọi khác nhau song tất cả đều là một. Hiện nay, TTS kỹ năng Nhật Bản là tên gọi phổ biến nhất của chương trình này.

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 80.000 người vào làm việc với tư cách thực tập sinh từ các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Philippin …
Đã có 15 quốc gia tham gia chương trình phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc với số lượng thường xuyên, Việt Nam chính thức tham gia ký kết thoả thuận hợp tác vào 25/09/1992.

Tại Việt Nam chương trình thực tập sinh kỹ năng thường được nhân dân quen với tên gọi xuất khẩu lao động và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn tham gia.

Sau khi kết thúc thời gian học tập và làm việc tại Nhật Bản, thực tập sinh sẽ trở về Việt Nam và sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học trong thời gian làm việc tại Nhật Bản để áp dụng vào công việc và cuộc sống của của mình .

Cơ hội việc làm của các TTS sau khi về nước là rất cao vì nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh Nhật Bản về nước làm việc đang tăng mạnh.

Hiện đang có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc ở Nhật, với vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về số lượng phái cử, thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực về sự cần cù chịu khó, đức tính ham học hỏi, thích nghi nhanh với công việc.

Thực tập sinh Việt Nam có mặt trên nhiều tỉnh của Nhật Bản, nhưng tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi, Kansai, Hiroshima, Kyushu… Số lượng thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao về năng lực làm việc từ các chủ sử dụng lao động, do vậy số lượng Thực tập sinh sang Nhật Bản có thể nói tăng dần theo theo từng năm.

Trước khi Xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản chính thức tuyển chọn, tất cả những ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình tại Nhật Bản sẽ được công ty sơ tuyển và sàng lọc với một quy trình nghiêm túc và chặt chẽ.

Tất cả các ứng viên khi đăng ký tham gia chương trình đều phải khai vào bản “Điều tra thông tin cá nhân” theo mẫu do Công ty cung cấp.

Trên cơ sơ những lời khai đó, cán bộ nghiệp vụ sẽ có những công đoạn điều tra, phân tích và sàng lọc về đạo đức tác phong, hoàn cảnh gia đình, lối sống và môi trường sống, sự quan tâm của gia đình, mối quan hệ bạn bè, mức độ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè đối với ứng viên, kinh nghiệm nghề, thói quen trong sinh hoạt và làm việc, khả năng tham gia chương trình, khả năng thích nghi với môi trường sống và làm việc tại Nhật Bản…. để bước đầu lựa chọn được những ứng viên tốt, phù hợp với các tiêu chí của Công ty.

Sau khi việc kiểm tra thông tin hoàn tất và đạt yêu cầu về hồ sơ đầu vào, ứng viên sẽ trải qua đợt kiểm tra sức khỏe và phải đạt yêu cầu về sức khỏe đối với người Việt Nam đi Thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản ở một số bệnh viện được chỉ định.

Hiện tại, mức lương cơ bản của thực tập sinh trong khoảng từ 140.000 – 190.000 Yên/tháng tương đương với tiền Việt là từ 28 – 38 triệu đồng/tháng. Mức lương này phụ thuộc vào lương tính theo giờ khi làm việc tại Nhật Bản. Thông thường, mức lương tính theo giờ của thực tập sinh giao động từ 750 – 980 Yên/giờ.
Ngoài thu nhập cao khi làm việc tại Nhật, Lợi ích của Thực tập sinh tham gia làm việc tại Nhật bản có thể tóm tắt như sau:

– Nhật Bản được coi là một môi trường lý tưởng cho các bạn làm việc, học tập và trau dồi kinh nghiệm của Thực tập sinh.

– Sau khi làm việc tại Nhật Bản, cơ hội tìm kiếm được làm tốt trong nước là rất lớn. Hầu hết các thực tập sinh sau khi trở về nước đều xin được việc làm trong những công ty Nhật. Nhiều người khi  về Việt Nam đã trở thành giáo viên dạy tiếng Nhật.

– Công việc đa dạng ngành nghề phù hợp nhiều đối tượng lao động.

– Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2022 đã và đang giảm mạnh

– Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2022 dễ dàng hơn trước đây rất nhiều.

– Chấp nhận người lao động đã hết hạn hợp đồng về nước quay trở lại Nhật Bản với đúng ngành nghề mà trước đây đã làm việc tại Nhật Bản.

Hiện tại, bên cạnh chương trình thực tập sinh kỹ năng phía Nhật Bản còn triển khai chương trình kỹ năng đặc định nhằm tuyển dụng lao động có tay nghề vào quốc gia này làm việc.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *